Cindy Trần Mai Anh- Nhà đầu tư phim “Giấc mơ Mỹ” Phim Việt không thua kém phim của các nước trong khu vực

Sống tại Canada nhưng Cindy Trần luôn ấp ủ sẽ thực hiện một dự án nghệ thuật nào đó tại quê hương. Chính sự nuôi dưỡng đam mê, trong một lần tình cờ về Việt Nam, rất có duyên người đẹp Cindy Trần đã gặp một người bạn, thế là những kế hoạch đã được thực hiện ngay trên mảnh đất hình chữ S này. Phóng viên đã có cuộc trò chuyên với nữ doanh nhân Cindy Trần về cơ duyên đưa cô đến với nghệ thuật trong vai trò nhà đầu tư.


PV: Chọn hướng kinh doanh đầu tư vào điện ảnh Việt, một ngã rẻ mà biết trước sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì sao Cindy Trần quyết định tham gia vào lĩnh vực này?

Cindy Trần Mai Anh: Không có một công việc nào là dẽ dàng. Để có sự thành công, đôi khi chúng ta còn phải dự đoán trước rủi ro và gặp nhiều khó khăn nữa. Cindy quan niệm, nếu yêu thích và đam mê một việc nào đó thì cứ đi rồi sẽ đến. Cindy chọn đầu tư vào phim Việt cũng là một dịp tình cờ gặp một người bạn. Khi biết ý định của Cindy muốn tìm kiếm một dự án nghệ thuật để đầu tư thì cơ duyên lại đến. Người bạn giới thiệu mình với chị Mai Thu Huyền, khi gặp đối tác, đọc kịch bản mình rất thích câu chuyện hết sức ý nghĩa và nhân văn của người Việt sống trên đất khách. Có lẽ có sự đồng điệu và đồng cảm trong chính những nhân vật, số phận của “Giấc mơ Mỹ” mà chỉ trong một thời gian ngắn, Cindy quyết định đầu tư vào phim với Mai Thu Huyền. Bản thân Cindy cũng là người sống ở nước ngoài từ nhỏ, cũng có thời gian dài sống tại Mỹ, câu chuyện của “Giấc mơ Mỹ” phần nào có hình ảnh, bóng dáng của chính mình trong đó. Đến nay ngoài “Giấc mơ Mỹ” vừa được công chiếu thì trước đó, Cindy cũng đã đầu tư vào phim “Lô Tô”


PV: Hai dự án phim với hai câu chuyện của những mảnh đời khác nhau. Tuy điểm chung của “Lô Tô” và “Giấc Mơ Mỹ” vẫn là số phận con người. Cả hai bị buột vào một môi trường và hoàn cảnh sống để sinh tồn, vì sao Cindy Trần Mai Anh lại chọn dòng phim về số phận con người để đầu tư?

Cindy Trần Mai Anh: Trước khi chọn một dự án phim, ngoài việc đọc kịch bản và lộ trình của dự án, Cindy còn phải biết ai là đạo diễn của phim. Dĩ nhiên cốt truyện của phim vẫn là yếu tố hàng đầu để tôi quyết định đầu tư. Nếu Giấc mơ Mỹ nói về những mảnh đời, cuộc sống của người Việt xa xứ trên đất Mỹ. Nhưng cú sốc về văn háo giữa người Mỹ và người Việt Nam, nhưng song song bộ phim vẫn toát lên hình ảnh của người đàn ông Việt âm thầm hy sinh cho vợ, tình đồng hương của người Việt xa xứ.Và trên hết là được nung nấu một giấc mơ được làm nghề lại của một bác sĩ Linh qua The American Dream. Cindy cũng xin cắt nghĩa sơ qua về The American Dream: Trên đất Mỹ mọi người đều bình đẳng, có quyền vươn tới ước mơ của mình, miễn sao bạn cố gắng hết mình.


Thông qua cộng đồng người Việt trên đất khách kinh doanh về lĩnh vực này thì câu chuyện của Giấc mơ Mỹ cũng truyền tải một thông điệp rất ý nghĩa và nhân văn cho người xem.


Với “Lô tô” thì vẫn là số phận con người, nhưng ở đó nhân vật lại sống ngay trên quê hương của mình. Những mảnh đời trôi sông, lạc chợ, những thân phận không được xã hội công nhậ...  Những mảnh ghép của cuộc sống văn hóa Việt.. Mặc dù sống từ nhỏ ở nước ngoài nhưng tôi là người yêu quê hương và muốn làm một việc gì đó trên chính nơi mình sinh ra, vì thế đầu tư vào phim là cách tôi thực hiện nguyện vọng và đam mê của mình.

PV: Với một ngành điện ảnh Việt còn non trẻ, rủi ro là điều không tránh khỏi, đặc biệt khi chọn mặt gởi vàng cho những đơn vị không có thế mạnh về điện ảnh thì quy cơ thua lộ thậm chí  mất trắng là rất cao, Cindy Trần Mai Anh có suy nghĩ đến những tình huống này?

Cindy Trần Mai Anh: Như đã chia sẽ ở trên, đầu tư vào lĩnh vực nào cũng luôn có rủi ro. Nhưng với điện ảnh Cindy nghĩ rằng, rủi ro sẽ thấp hơn bởi lẽ: Ngành điện ảnh Việt trong những năm gần đây phát triển rất nhanh. Phim Việt chưa thể so sánh với phim Hollywood, nhưng so với ngành điện ảnh trong khu vực như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ... chúng ta đang  tiệm cận 80% công nghệ làm phim. Không chỉ đầu tư phim công chiếu trong nước mà tôi còn mong muốn mang phim Việt ra nước ngoài. Quảng bá phim Việt cho các nhà đầu tư, nhà phân  phân phối nước ngoài là mong ước lớn nhất của tôi.


PV: Liệu việc bán phim ra nước ngoài có phải là chiếc “áo rộng”  đối với tham vọng của Cindy Trần Mai Anh và các cộng sự của mình?

Cindy Trần Mai Anh: Việc này không còn là chiếc áo rộng hay là quá tầm tay của những nhà làm phim Việt Nam nói riêng và nền điện ảnh Việt nói chung. Từ lâu điện ảnh các nước trong khu vực như: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật bản... đã thực hiện rồi và rất thành công. Phim Việt Nam chúng ta thừa và đủ khả năng để làm được việc đó. Nhưng yếu tố cốt lõi của ta bị hạn chế về mặt marketing, tiếp thị... Chúng ta chưa thực sự cho các nhà kinh doanh phim nước ngoài thấy rằng chất lượng và công nghệ làm phim Việt hiện nay không thua kém bất cứ nền điện ảnh nào trên thế giới. Hơn nữa luật bản quyền hiện nay của Việt Nam đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn chưa chặt chẻ.  Người xem phim vẫn chưa nghiêm túc, ý thức  cũng còn hạn chế... Đây là yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của phim Việt. Nếu việc này kéo dài và không thực hiện nghiêm túc sẽ vô tình giết chết các nhà làm phim cũng như nhà đầu tư phim.


PV: Ngoài  đầu tư vào điện ảnh, Cindy Trần Mai Anh còn muốn lấn sân thêm lĩnh vực nào khác nữa tại thị trường Việt Nam.

Cindy Trần Mai Anh: Là một người đam mê nghệ thuật, yêu nghệ thuật tôi ưu tiên cho những tác phẩm điện ảnh. Cindy cũng đang có một vài dự án điện ảnh đang được triển khai.  Ngoài ra sắp tới Cindy còn có kế hoạch hợp tác  với một nhà thiết kế nổi tiếng tại Việt Nam để thực hiện một dự án phim nhạc, kịch thời trang.


Còn nhớ cách đây không lâu,  lần đầu tiên Cindy về Việt Nam được mời xem một vở nhạc kịch thời trang. Phải nói là vở nhạc kịch đã  “thôi miên” Cindy vì quá hay, bởi công nghệ dàn dựng rất xuất sắc. Cindy ngồi hơn 2 giờ đồng hồ để xem hết vỡ nhạc kịch thời trang mà cứ nghỉ chỉ có 15 phút. Vở kịch thời trang đã cuốn hút Cindy quên thời gian và không nghĩ nó hay như thế.



PV: cảm ơn Cindy Trần Mai Anh, chúc cho những dự án nghệ thuật của Cindy thành công và mong chị tiếp tục đầu tư vào ngành giải trí Việt để nâng tầm chất lượng phim Việt ra thế giới.