Nhà đầu tư “dở khóc dở cười” khi giấy tờ đất bị… báo mất!?

Thời gian qua, việc mất giấy tờ đất đai trở nên phiền toái với nhiều người, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Trường hợp của ông Bùi Hữu Ph.- một nhà đầu tư chợ T.V ở thành phố Cà Mau vừa gặp phải.

Chợ T.V ở thành phố Cà Mau là điểm chợ được đánh giá náo nhiệt, sầm uất trên địa bàn tỉnh Cà Mau và là cửa ngõ vào thành phố Cà Mau. Xã T.V là một trong 03 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Cà Mau được công nhận xã nông thôn mới vào cuối năm 2014. Và đến tháng 11/2022, UBND thành phố Cà Mau tổ chức lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công nhận xã T.V đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021.

Văn bản trả lời của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau về việc dự án chợ T.V  đã nhiều lần “thay ngôi đổi chủ” và GCN QSD Đ đã cầm cố ngân hàng

Để hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, ngày 13/4/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký Quyết định số 705/QĐ-UBND “Ban hành bộ tiêu chí về xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh cà mau giai đoạn 2017- 2020”. Theo đó, ở tiêu chí số 7 “Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn” yêu cầu “Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa”… Trên cơ sở đó, chợ T.V được UBND tỉnh phê duyệt và ban hành Quyết định thu hồi 1.761,5m2 đất do UBND xã T.V quản lý giao cho một công ty thuê lại, triển khai đầu tư, xây dựng chợ T.V.

Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp thực hiện ngày 10/5/2018

Sau nhiều lần “thay ngôi đổi chủ”, dưới sự quản lý của một công ty TNHH đầu tư xây dựng môi trường đến từ tỉnh Hậu Giang, công ty này hoạt động vào năm 2015, cho đến ngày 11/9/2018 đã thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh… 10 lần (?!)… và công trình chợ T.V được giao cho nhà đầu tư mới là .ông Bùi Hữu Ph. (theo Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp thực hiện vào ngày 10/5/2018), tất cả giấy tờ liên quan gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phần thi công dự án chợ T.V,… Trong quá trình thực hiện thì ông Bùi Hữu Ph. mới biết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chợ T.V đang thi công mà ông còn giữ trong tay, đã bị báo mất vào ngày 22/7/2019 và làm lại giấy mới, sang nhượng lại cho công ty khác. Và công ty nhận chuyển nhượng thi công, quản lý dự án chợ T.V đã cầm cố Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới cho một ngân hàng ở Vĩnh Long,… Hiện nay ông Bùi Hữu Ph. lâm vào tình cảnh “dở khóc dở cười” vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đầu tư chợ T.V đã bị báo mất (?).

Theo nội dung hợp đồng vay mượn tài sản đã ký kết, theo thời hạn đóng lãi mà người vay không thực hiện thì ngân hàng có quyền phát mãi tài sản thế chấp để đảm bảo quyền lợi của ngân hàng theo Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về “Nghĩa vụ trả nợ của bên vay”…

Từ câu chuyện có thật nói trên, không ít người khi biết chuyện đã lắc đầu ngán ngẩm, vì trải qua những thăng trầm của lịch sử chợ là một phần giá trị cơ bản của văn hóa Việt Nam được hình thành, được nuôi dưỡng, được trao truyền qua các thế hệ trong sự tương tác giữa con người và sản phẩm nông thôn, phương thức mưu sinh và nông nghiệp, cũng là không gian sống ở nông thôn. Vì thế, đừng để chợ văn hóa trở thành nơi không đúng như ý nghĩa ban đầu vốn có. 


Luật sư Trần Công Ly Tao

Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO              

(Nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM)

Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về “Nghĩa vụ trả nợ của bên vay” như sau:

“1.  Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.