Thạc sĩ, BTV Nguyễn Hữu Nhơn, 65 tuổi Đạo và một hành trình khoa học mang dấu ấn lịch sử.

Với 74 tuổi đời, 65 tuổi đạo, nghiên cứu khoa học lịch sử hơn nửa thập kỉ (55). Tại thời điểm này, tệ sỹ Chí Đạt- mới vừa nhận được lời giới thiệu quyển 1- Ngày khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ 23/8 Bính Dần  (Thứ tư, 29/9/1926) của Ngài PGS-TS NGUYỄN HỒNG DƯƠNG - Nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) đề ngày 09/3/2024. 

Theo thạc sĩ, Biên tập viên đây là món quà tinh thần vô giá, tuyệt đối không thể mua bằng tài vật, là một tuyệt phẩm cao quý, đã mang lại vô vàng hạnh ph1uc cho Nguyễn Hữu Nhơn. 

Cùng với sự cảm động cực đỉnh, không chỉ là món quà đầu Xuân, Giáp Thìn 29/1, Âm Lich (9/03/2024 Và lại trùng phùng hỷ sự cho gia quyến của tôi- Nhân ngày đăng tiên thân phụ của tôi.

Ngài Nguyễn Văn- Thánh danh CHÍ THIỆN, Đắc quả GIÁC CHÁNH KIM TIÊN, Mà "LỜI GIỚI THIỆU" này ĐANG & SẼ LUÔN NẠP NĂNG LƯỢNG CHO TÔI SUỐT HÀNH TRÌNH CÒN LẠI CỦA CUỘC ĐỜI MÌNH ĐỂ PHỤNG HIẾN CHO ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHOR ĐỘ, PHỤC VỤ CHO AN SINH XÃ HỘI, ĐỒNG THỜI VÀ TƯ TƯỞNG TÔI LUÔN ĐỒNG HÀNH BẢO VỆ, XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC TIẾN ĐẾN CHỦ NGHĨA ĐẠI ĐỒNG NHÂN LOẠI VÀ THẾ GIỚI HÒA BÌNH MINH ĐỨC - TÂN. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN NHÀ HIỀN TRIẾT NGUYỄN HỒNG DƯƠNG. Lễ phép kính chào Ngài. 


Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo của các tác giả trong và ngoài đạo đã đề cập đến đạo Cao Đài dưới nhiều chiều cạnh khác nhau. Ở mỗi công trình nghiên cứu, bài báo đều giúp bạn đọc nhận biết một phần nào đó về đạo Cao Đài. Song cuốn sách “ Ngày khai Đại đạo Tam Kỳ Phổ độ “ Ngày 23 tháng 8 năm Bính Dần” (Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 1926), từ đây gọi tắt là Ngày khai Đại đạo Tam Kỳ Phổ độ (N K Đ Đ T K P Đ), tuy tựa đề là N K Đ Đ T K P Đ nhưng cuốn sách đã cung cấp một cách nhìn khách quan, một cách khoa học về một số vấn đề về Đạo Cao Đài mà Ngày khai Đại đạo chỉ là một sự kiện, một nội dung quan trọng mà cuốn sách đề cập. 

Đọc xong cuốn sách bạn đọc thấy được đây là công trình đầy ắp tư liệu. Đó là những tư liệu gốc mà tác giả đã dành cả cuộc đời sưu tầm, đối chiếu để từ đó lý giải, đính chính, làm sáng tỏ “ giúp quý học giả có hiểu biết sâu sắc và đúng đắn về cội nguồn Đại đạo Tam kỳ Phổ độ”.

Từ những tư liệu gốc, các bài nghiên cứu, tìm hiểu bởi truyền thống gia đình, sự trải nghiệm của bản thân, tác giả đề cập chính xác, cụ thể “không thể phủ nhận”  “Ngày khai Đại đạo Tam kỳ Phổ độ”. Ở đây không phải đơn thuần là sự đính chính mà sâu xa hơn là sự trở về cội nguồn của Đại đạo Tam kỳ Phổ độ. Bởi ngày khai sinh đạo là một thời điểm thiêng liêng của một tôn giáo không thể không xác định chính xác.

 

Cuốn sách là một công trình khoa học khách quan, bổ ích cho không chỉ chức sắc, tín đồ Đại đạo Tam kỳ Phổ độ mà còn bổ ích cho đông đảo bạn đọc, nhất là những ai nghiên cứu về tôn giáo này. 

Cách tiếp cận của tác giả trước hết phải kể đến phương pháp nghiên cứu Lịch sử, tiếp theo là Văn hóa học, về mặt nào đó là Nhân học. Cách tiếp cận sử học là sự phân kỳ, tiến trình tùy thời điểm với các sự kiện nổi bật dẫn đến Ngày khai Đại đạo Tam kỳ Phổ độ. Đó còn là đặt sự ra đời của Đại đạo trong bối cảnh chính trị - xã hội mà tác giả đặt tựa đề: “ Nền tảng, cơ sở hình thành, ngày khai đạo…”. Chương II  cách tiếp cận như vậy là logic, hợp lý. Cách tiếp cận này lần lượt dẫn dắt người đọc đi hết sự kiện này đến sự kiện khác để rồi hướng tới đích - đích thực của Ngày khai Đại đạo Tam kỳ Phổ độ.

Cách tiếp cận thứ hai là Văn hóa học và một phần Nhân học khi tác giả dành trọn Chương VII với tựa đề “Giá trị văn hóa vật thể ngày khai đạo…”. 

Để hoàn thành công trình khoa học này, tác giả đã dành thời gian sưu tầm, đọc, lấy tư liệu của hàng trăm công trình, bài báo. Điều thú vị là các tài liệu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. 

Tất cả nói lên đây là một công trình ĐẦY ẮP, TƯ LIỆU KHÁCH QUAN VÀ BỔ ÍCH. 

                                                     Hà Nội, ngày 9 tháng 3 năm 2024

                                                    PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương 

                                                    Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo

                                                   Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

2023-9-30 ĐOÀN VIỆN NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO (VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VIỆT N) GỒM: PGS-TS NGUYỄN HỒNG DƯƠNG, TS NGUYỄN THỊ QUẾ HƯƠNG, TH.S THU HƯỜNG, TH.S KIM THANH SẢN … . VIẾNG THĂM NAM THÀNH THÁNH THẤT. TH.S NGUYỄN HỮU NHƠN - CHÁNH HỘI TRƯỞNG NAM-THÀNH TT TẶNG ẢNH HỘI THẢO KHOA HỌC TẠI TP CẦN THƠ, NGÀY 22/9/2023