Không phải cứ giỏi toán, vào trường đại học danh tiếng là người thông minh, các mẹ thật sự sai lầm đấy!

Không phải cứ giỏi toán, vào trường đại học danh tiếng là người thông minh, các mẹ thật sự sai lầm đấy!


Đây không phải là một viễn cảnh bi quan mà đó là một sự thật, nếu không nói đao to búa lớn rằng đó chính là chân lý. Để minh chứng cho điều này, mình có 2 câu chuyện muốn kể các mẹ nghe:

Câu chuyện thứ nhất - Chuyện của một người em họ nhà mình: Ngày bé, nó rất nghịch, học hành không lo mà suốt ngày cứ lông bông, táy máy những thứ vặt vãnh trong nhà. Lúc thì lôi đồ nghề của bố ra đóng thuyền bằng mút. Khi thì làm chiếc ghe có mô-tơ chạy y như thiệt… Được cái tuy nó nghịch đủ thứ, không chăm học nhưng chẳng ai trách được nó bởi cái miệng nó rất giảo hoạt, ai cũng có thể làm thân được. Và bất cứ ai một lần tiếp xúc với nó rồi cũng thấy mến ngay. Sau này, nó vào cấp 3, mẹ nó uốn nó vào nề nếp, bắt chuyên tâm học hành tới nơi tới chốn. Cứ tưởng một thằng trông có vẻ bông lông ba la như nó chẳng thể làm được việc gì nên hồn, thì giờ, trong cả họ mỗi mình nó là đứa thành đạt nhất ở ngoài xã hội và là niềm tự hào lớn của cô chú nhà mình. 


Câu chuyện thứ hai - Chuyện của một đứa bạn cùng lớp: Hồi cấp 3, mình có một người bạn khá thân, học rất giỏi và đặc biệt là giỏi toán. Chưa bao giờ thấy điểm toán của cậu ta dưới 9, mà chỉ thỉnh thoảng xui lắm mới bị 9 điểm nha! Bởi vậy trong mắt thầy cô và bọn học sinh tụi mình lúc bấy giờ, cậu ta là đứa thông minh, rất đáng nể. Rồi cũng đúng như kỳ vọng của thầy cô, cậu ta đậu vào một trường đại học danh tiếng nhất nhì trong thành phố… Bẵng đi ít năm… Ai cũng nghĩ cậu ta ngon lành cành đào cỡ nào rồi nhưng chẳng ngờ ra trường chỉ xin được công việc làn nhàn, lương lậu lẹt đẹt chẳng đủ nuôi vợ con. 


Vậy điều gì đã làm nên sự khác biệt quá lớn trong tương lai giữa hai đứa trẻ trong cả hai câu chuyện mà mình vừa kể trên? Một đứa giỏi toán, luôn đạt thứ hạng cao trong nhiều năm liền, thậm chí còn xuất sắc vượt kỳ thi đại học và vào được một trường đại học danh tiếng, lại có một cuộc sống không mấy thuận lợi và thành đạt trong tương lai. Trong khi đó, cái đứa lúc nào cũng bị người lớn cho là không thông minh, chẳng thể làm nên tích sự gì thì lại gặt hái được những thành công rực rỡ nhất? 

Nhiều mẹ bảo do cái duyên, có cái sự may rủi. Xin thưa với các mẹ luôn, chẳng có sự bất công hay may rủi nào ở đây cả. Tất cả nằm ở chỗ đứa trẻ đó có được sự hoàn thiện và hài hòa cả hai chỉ số IQ và EQ hay không mà thôi.


Hẳn những năm gần đây các mẹ đã nghe biết quá nhiều về chỉ số IQ rồi. Nhưng mình dám chắc luôn, không phải mẹ nào cũng biết về chỉ số EQ đâu! Nếu như IQ, chỉ số thông minh thể hiện ở các cấp độ: Tư duy phản biện; Khả năng tập trung; Xử lý tình huống, thì EQ - trí thông minh cảm xúc lại tập trung ở 4 cấp độ: 

Nhận biết cảm xúc: Đứa trẻ có thể nhận biết đủ và đúng cảm xúc của chính mình cũng như những người khác.

Hiểu được cảm xúc: Khả năng đồng cảm và thấu hiểu được các cung bậc cảm xúc, đồng thời biết nguyên nhân và hệ quả của dòng cảm xúc đó.

Tạo ra cảm xúc: Trẻ dùng khả năng diễn đạt của mình để người khác hiểu và đáp lại các cảm xúc của người khác. Nhờ vậy, trẻ biết cách lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác.

Quản lý cảm xúc: Trẻ có khả năng tự kiểm soát được cảm xúc của mình, biết cách cư xử thế nào cho hợp lý để dễ dàng hòa nhập với người khác.


Nói cách khác, EQ là khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc. Nhờ có trí thông minh cảm xúc này mà trẻ dễ dàng đạt được thỏa hiệp trong giao tiếp, dễ dàng hòa đồng với tập thể, thích nghi nhanh với mọi sự thay đổi và hình thành cho mình những kỹ năng của một người thành công, bao gồm: khả năng ứng xử, lãnh đạo, làm việc trong nhóm…


Đây chính là nền tảng quan trọng để một đứa trẻ có thể dễ dàng gặt hái được những thành công trong tương lai. Và nó cũng giải thích được lý do vì sao một đứa trẻ thông minh, chỉ số IQ cao, giỏi toán nhưng lại không thể có được những thành công xứng tầm với trí thông minh của mình. 


Các mẹ khác thấy thế nào ah???