BẾN TRE: Nét chấm phá, đất và người Bình Thắng

Bình Thắng xưa chỉ là một xóm nhỏ nằm cặp sông Tiền nối dài ra cửa Đại, dần theo năm tháng và khi có cư dân vào khai phá xóm nhỏ được hình thành ấp với tên gọi Bình Châu, mãi đến năm 1979 ấp Bình Châu mới được Hội đồng Chính phủ có quyết định chia tách và nâng cấp với cái tên xã Bình Thắng thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre! Tháng 4 năm 2019 Bình Thắng mới tròn tuổi 30, cái tuổi trung niên đầy nhiệt huyết và tiềm năng bước vào kỷ nguyên của thời đại 4.0 ! 

 

Cảnh đẹp sông nước Bến Tre

Nói đến đất và người Bình Thắng ta không thể tính ở con số tròn 30 theo địa giới hành chính, mà trước đó vùng đất nầy đã tồn tại theo bản đồ hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam, mãi đến thập niên 40 của thế kỷ trước Bình Thắng mới chính thức có người đến định cư lập nghiệp. Trải qua hai cuộc chiến tranh Bình Thắng đã cống hiến cho Tổ quốc với 104 liệt sĩ, hàng ngàn thương binh và khi hòa bình lập lại Bình Thắng là một xã liệt vào xã nghèo nhất của huyện cũng như của tỉnh. Năm 1979 xã Bình Thắng được thành lập lại rơi vào những năm Bến Tre lâm vào nạn đói do mùa màn thất bát. Cái đói đã khiến người dân Bình Thắng phải lìa xứ xa quê để tha phương cầu thực !

Bình Thắng được dựng dậy theo luồng gió đổi mới, rỏ nét nhất là vào thập niên 90 của thế kỷ trước, khi những người phải tha phương cầu thực nay đã hướng về quyết tâm xây dựng lại quê hương! Đã có sự đồng thuận từ nội lực lẫn “ ngoại lực” Đảng bộ, chính quyền cùng cả hệ thống chính trị quyết tâm đẩu tiên là biến xóm Lạt ( ấp 2 xã Bình Thắng) (cái xóm “nổi tiếng” là ăn cắp cờ bắp của cây dừa nước về chẻ lấy lạt đi bán, và ở thập niên 90 khi con tôm sú, tôm thẻ lên ngôi, dừa nước dần bị xóa xổ thì cái xóm nầy trở thành xóm cắp vặt kéo theo hàng tá tệ nan ) - trở thành xóm Mới, bởi đây là “ rào cản” bậc nhất nếu muốn đưa xã Bình Thắng vươn lên và vươn xa !

Năm 1992, xóm Mới hình thành với cái nghề cũ mà mới là nghề làm cá khô. Khi thị trường ngày càng mỡ rộng nghề làm cá khô cũng tăng lên theo cấp số nhân, từ xóm Mới của ấp 2 với lèo tèo vài mươi hộ, hiện nay đã  nhân lên 4 ấp với 25 hộ giải quyết việc làm thường xuyên cho 125 lao động có thu nhập binh quân 4 triệu đồng/ người/ tháng. Từ sự chuyển mình vượt bậc ấy làng cá khô Bính Thắng được Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre công nhận làng nghề vào tháng 6 năm 2007.

Du khách yêu thích nét đẹp Bến Tre

Bình Đại như được tiếp thêm sức mạnh cho hướng đi lên phát triển kinh tế mà mũi nhọn là nghành thủy, hải sản khi năm 2002 được trên cho đầu tư một cảng cá và đi vào hoạt động từ năm 2007 thì làng nghề cá khô Bình Thắng càng có thêm cơ hội để vươn xa, bởi nguồn nguyên liệu luôn dồi dào và đa chủng loại. Và cảng cá Bình Thắng là điểm chấm phá trong việc đầu tư đúng hướng của tỉnh khi doanh thu ngày một tăng theo cấp số nhân từ con số 238 triệu của năm 2007 thì năm 2017 là: 3.493.575.000 và với diện tích 16.895,9 m2 với 2 cầu tàu 45 CV dài 87m và 600 CV dài 90m đã quá tải so với số tàu cặp cảng. Hiện cảng cá đang đầu tư mỡ rộng với diện tích 34.000m2 với 2 cầu cảng 1000 CV nối liền với cảng cá hiện hữu giải quyết cho việc quá tải hiện nay và hướng đến sẽ thu hút nhiêu tàu, thuyền ngoài tỉnh cặp cảng bởi các dịch vụ nghề biển ngày càng hoàn thiện và khá hiện đại của cảng cá

Người dân Bình Đại nói chung và nói riêng là Bình Thắng đang rất hài lòng với hướng đầu tư của Nhà nước vào cảng cá hiện hữu, vì nó trực tiếp tạo việc làm cho trên 500 lao động. có mức thu nhập bình quân từ 5,5 – 6 triệu đồng/ người/ tháng và nếu cảng cá mỡ rộng diện tích gần gấp đôi so với hiện nay, sẽ thu hút nhiều lao động thì số lao động của cư dân Bình Thắng không kham nỗi !? Ngoài ra cảng cá còn giải quyết việc làm gián tiếp hàng ngàn lao động là tiểu thương ở các chợ, những hộ làm cá khô, làm khô phân bón, thức ăn gia súc, nghề làm dây luột, nghề đan, vá lưới…

Bình Thắng còn có góc tâm linh khá độc đáo là lăng Ông Nam Hải, hàng năm thu hút nhiều khách du lịch, nhất là vào các ngày lễ, hội nghinh Ông, diễn ra từ ngày Rằm tháng 6 cho đến hết ngày 17 tháng 6 âm lịch. Lăng Ông Nam Hải được xây rất hoành tráng từ đầu thập niên 50, nhưng theo nhiều bô lão ở địa phương thì trước đó đã có miếu thờ Ông khi có ngư dân phát hiện “ Ông lụy” trước đó hang mấy chục năm, khi bộ xương của Ông ( cá voi) được “ tiếng lành đồn xa” với sự hiển linh là hay cứu hộ người dân đi biển khi gặp nạn, nên dân làng tự nguyện quyên góp – có cả cư dân ngoài xã và cư dân các tỉnh lân cận – tiền, của xây dựng lăng Ông hoành tráng như hiện tại vì theo tín ngưỡng của ngư dân lăng Ông Bình Thắng có bộ xương Ông đứng vào hàng độc nhất vô nhị của cư dân miệt biển khu vực miền Tây Nam bộ

Bình Thắng còn là xã có số lượng tàu đánh bắt xa bờ, vươn khơi nhiều ngày thuộc loại nhất, nhì trong huyện với hơn 500 tàu có công suất từ 600 CV trở lên, sản lượng đánh bắt hàng năm bình quân trên 2500 tấn hải sản các loại, thu nhập bình quân của ngư dân 25 triệu đồng/ năm cao gấp 3 lần so với nông dân, cho nên hướng tới Bình Thắng sẽ cố gắng “ cào bằng” mức thu nhập để đi đúng quỹ đạo của xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 2013 Bình Thắng được công nhận là xã đạt chuẩn văn hóa, đang dần hoàn thiện để đạt xã nông thôn mới vào năm 2019

Bình Thắng đã định hướng và đi đúng hướng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với làng nghề cá khô ngày càng vươn xa và ngày càng nâng cao uy tín chất lượng cho việc xuất tỉnh và xuất khẩu, song song là làng nghề với làng nghề khai thác thủy, hải sản với các đội tàu thuyền đánh bắt xa bờ ngày càng hoàn thiện theo hướng hiện đại các trang thiết bị và đi đúng quy định về việc truy xuất nguồn gốc thủy sản. Cảng cá Bình Thắng không ngừng được nâng cấp và ngày càng thu hút nhiều nguồn đầu tư là điểm tựa tương hổ cho cả hệ thống chính trị và người dân Bình Thắng sẽ đạt chuẩn xã nông thôn mới. Các làng nghề sẽ nâng tầm trở thành  hợp tác xã, công ty cổ phần…để Bình Thắng vươn tới đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu một ngày không xa !

MAI LÂM SANH

(Hội nhà báo tỉnh Bến Tre)


Người đẹp Đỗ Thị Bích Thủy, đến từ Tiền Giang, cho biết: “Em và gia đình rất yêu thích cảnh đẹp ở Bến Tre, hòa mình với thiên nhiên, sông nước, vườn cây ăn trái,… Bến Tre có rất nhiều vườn cây xanh tốt, nào là sâu riêng Cái Mơn, xoài cát Hòa Lộc, dừa, kẹo dừa, bánh tráng dừa,… rồi đến các loại hải sản vùng biển Bình Thắng (Bình Đại), Ba Tri,… người dân Bến Tre thì rất mến khách, nên vào các ngày nghỉ, cuối tuần, Bến Tre luôn thu hút đông đảo khách du lịch gần xa, trong đó có gia đình em…”.